10 tháng 3, 2011

Bệnh u não ở trẻ em

Trong số các loại khối u ở trẻ em thì u não là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất. U não trẻ em thường là u nguyên phát, hiếm có u thứ phát. Ở trẻ em, u não là loại u đặc hay gặp nhất và là loại u đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu, trong khi u não nguyên phát ở người lớn chỉ đứng hàng thứ 8.
Dấu hiệu nhận biết

Bệnh nhi u não có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu do hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng tiểu não, hội chứng chèn ép khu trú... Dấu hiệu khác so với u não ở người lớn là đầu to, thóp phồng, thóp giãn, giãn khớp so (hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi) hay bệnh nhi rất hay nôn, dễ nôn (nhiều trường hợp đã được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và nằm điều trị ở khoa tiêu hóa dài ngày). Dấu hiệu u não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhi do vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u.
Hội chứng tăng áp lực trong sọ: hay gặp nhất là đau đầu, buồn nôn, nôn (buổi sáng), thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, ngủ gà hay trì trệ, chậm tiếp thu, không tập trung trong lớp học. Một số trường hợp nôn nhiều và rất dễ nôn, có khi được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và điều trị nhiều tuần lễ trong khoa tiêu hóa. Đôi khi bị rối tuần hoàn (mạch chậm) và hô hấp. Khi bệnh nặng, trẻ lơ mơ, bán mê hoặc hôn mê. Bệnh nhi là trẻ nhỏ có đầu to, thóp rộng, căng, khớp sọ bị toác rộng. Trẻ đầu to quá không nhấc nổi đầu, da đầu xuất hiện nổi mạch máu như trẻ bị não úng thủy điển hình.

U não trẻ em thường là u nguyên phát.
Rối loạn do chèn ép tiểu não, hành não, thân não và cầu não: Khi bị u ở hố sau (chiếm 50-55% u não trẻ em), trẻ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu của chèn ép tiểu não hay cấu trúc lân cận. Bệnh nhi đứng không vững hay không đi được, đi lại loạng choạng, mất điều hòa động tác như quá tầm, sai hướng.
Dấu hiệu thần kinh khu trú: Khối u ở nền sọ, vùng tuyến yên, tuyến tùng... có thể gây ra dấu hiệu như rối loạn nội tiết, đái nhạt, chậm dậy thì, lùn tuyến yên, nhi tính, phát triển không bình thường. U chèn ép dây II gây nhìn mờ, bán manh, đôi khi mù. Hoặc có dấu hiệu parinaud ở bệnh nhân u vùng tuyến tùng, rối loạn thức - ngủ. U chèn ép dây VIII gây ù tai, nghe kém hoặc điếc. U vùng trán gây rối loạn hành vi, u vùng ngôn ngữ gây nói khó, nói ngọng hay câm. Bệnh nhi có thể bị động kinh, liệt mặt, khó nuốt. U chèn ép vùng vận động gây liệt chi, liệt nửa người. U ở hố sau, phần trên tủy sống có thể khiến bệnh nhi đau sau gáy, khó quay cổ, liệt tứ chi, rối loạn cảm giác chi, rối loạn cơ tròn...
U não ở hố sau thường có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ, não úng thủy, hội chứng tiểu não, liệt dây thần kinh sọ hoặc chèn ép thân não và hành tủy. U ở trên lều thường chỉ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ, động kinh. Hoặc u ở vùng tuyến yên, tuyến tùng hay trong não thất có những đặc điểm riêng.
Tóm lại, dấu hiệu u não ở trẻ em đôi khi rất khó khám. Trẻ có thể chỉ bị nôn hay đau đầu bất thường nên hay bị chẩn đoán muộn. Nếu nghi ngờ u não nên chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.

U não ở trẻ em trước (ảnh bên trái) và sau khi điều trị.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý u não
Ngày nay chúng ta có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán bệnh lý u não. Tuy nhiên, cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính là hai thăm dò có vai trò đặc biệt quan trọng để chẩn đoán u não trẻ em. Những thăm dò hình ảnh khác có giá trị gợi ý hoặc bổ sung thêm trong chẩn đoán và điều trị.
Điều trị u não trẻ em
Phẫu thuật: Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để khối u là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên, vấn đề gây mê hồi sức và vấn đề di chứng sau mổ. Phẫu thuật lấy u não trẻ em gặp nhiều khó khăn do tư thế khó, khó cố định đầu, tắc mạch do khí nếu mổ tư thế ngồi, mất máu...
Điều trị não úng thủy: Trên 30% u não hố sau có não úng thủy trước và sau điều trị. Phẫu thuật nội soi não thất tại Bệnh viện Việt Đức đã gần thay thế hoàn toàn phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng kinh điển. Mổ nội soi não thất là phẫu thuật rẻ tiền, ít biến chứng, nhanh, ít di chứng và tái lập tuần hoàn nước não tủy một cách sinh lý hơn. Mổ nội soi não thất còn tránh được di căn khối u ác tính từ não xuống ổ bụng.
Xạ trị: Có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị. Một số trường hợp có thể chờ đợi tới khi trẻ lớn sẽ giảm thiểu được tác dụng phụ do tia xạ.
Hóa trị: Chỉ định điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Hóa chất có rất nhiều tác dụng phụ, đôi khi hóa chất còn "ác tính" hơn cả khối u não! Chính vì vậy, nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng hóa chất cho u não ở trẻ em.

_____________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

9 tháng 3, 2011

Bệnh bướu máu ở trẻ em

Tuy tên gọi của bệnh dễ làm "xanh mặt" các ông bố bà mẹ nhưng thực ra bướu máu không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiều em bé khi sinh ra đã có một vết đỏ trên da, dân gian thường gọi là cái bớt, là cách bà mụ “đánh dấu”. Vết đỏ ngày càng to ra, gây lo ngại cho nhiều phụ huynh, nhất là khi nghe tới cái tên "bướu máu".

Bệnh bướu máu không nguy hiểm cho trẻ em

Bướu máu là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu, nhưng rất may, đây là oại bướu lành tính, không di căn, không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không nguy hiểm chết người.
Cho đến nay y học thế giới chưa biết rõ nguyên nhân gây ra bướu máu. Tạm thờ, người ta chia làm 2 loại bướu máu:
+ Bướu máu trẻ nhỏ (Infantile hemangioma): thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi, dưới dạng một vết đỏ như mụn ruồi son, phát triển lớn dần đến trẻ được khoảng 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như vậy cho đến lúc 2 tuổi, sau đó thoái hóa dần đến 6 tuổi thì hoàn toàn biến mất.
+ Bướu máu bẩm sinh (congenital hemangioma): xuất hiện từ trong bào thai, khi sinh ra là đã thấy có,  trong loại này người ta lại chia ra làm 2 dạng:
- Dạng thoái triển (Rapid Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là RICH: một khối màu đỏ tía lớn nhỏ tùy trường hợp, và tiến triển cũng giống như loại bướu máu trẻ nhỏ.
- Dạng không thoái triển (Non Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là NICH: thật là không may cho bé nào bị loại dạng này, bướu phát triển lớn dần, những cũng ở mức độ nào đó thì ngưng phát triển, và sẽ tồn tại mãi không thoái hóa.


Phương pháp điều trị bệnh bướu máu ở trẻ em

Chẩn đoán bướu máu rất dễ, chỉ cần nhìn là biết ngay, nhưng chẩn đoán loại bướu máu nào thì lại rất khó, phải biết chính xác bướu xuất hiện từ thời điểm nào. Khi chẩn đoán cần phải kết hợp siêu âm và kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị bướu máu cần dựa vào 3 yếu tố sau để có thể đưa ra hướng xử trí đúng đắn: (1) vị trí của bướu máu, (2) tốc độ phát triển của bướu máu, (3) tuổi của em bé.
Nếu bướu máu ở nơi "nhạy cảm" như gần khóe mắt, cánh mũi, khóe miệng hay môi... và phát triển có vẻ nhanh, thì ta nên can thiệp sớm càng tốt, vì nếu chẳng may bướu này thuộc loại cứng đầu hoặc phát triển lan đến mắt môi mũi làm tổn thương đến những cơ quan này trước khi nó thoái hóa, hoặc nếu để bướu quá lớn thì là một thử thách cho phẫu thuật viên, đôi khi không phẫu thuật được hoặc làm mất thẩm mỹ của gương mặt.
Nếu bướu nằm ở những nơi kín đáo như ngực, lưng,  bụng, hoặc tứ chi... thì có thể chờ theo dõi, nếu quá 6 tuổi mà nó vẫn còn thì dù lớn cỡ nào cũng có thể phẫu thuật được (vì có đủ da để kéo lại sau khi cắt bướu). Có nhiều phương pháp để can thiệp như xạ trị, chạy tia, đốt laser, corticoid... nhưng nói chung trên thế giới hiện nay phẫu thuật là phương pháp chọn hàng đầu, nếu không phẫu thuật được thì mới chọn những phương pháp khác.
Hiện tại các bệnh viện tuyến chuyên khoa lớn có khoa ngoại nhi cũng đã gặp nhiều trường hợp bướu máu, thường thì chỉ theo dõi rất sát định kỳ hằng tháng để xác định sự phát triển của bướu và không cần phải can thiệp gì cả, nhưng một số trường hợp cần thiết đã được giải quyết tốt bằng phẫu thuật.

_______________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com 
Đọc tiếp →

8 tháng 3, 2011

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em, thường có diễn biến cấp tính. XHGTC tiên phát là bệnh gặp khá phổ biến ở trẻ em. Gần đây người ta đã chứng minh được cơ chế miễn dịch của bệnh khi tìm thấy các kháng thể kháng lại tiểu cầu. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi của trẻ em nhưng có thể phân thành 2 nhóm khác biệt: ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn.
Vì sao tiểu cầu suy giảm?

Tiểu cầu là một trong 3 loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ, từ 1 - 4mm, chúng được sinh ra ở tuỷ xương, từ các mẫu tiểu cầu. Chúng có chức năng quan trọng trong cầm máu, nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhày để giải phóng ra yếu tố gây đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình này không được thực hiện và xảy ra tình trạng xuất huyết.

Có nhiều nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu nhưng tập trung nằm ở hai nhóm nguyên nhân lớn sau đây: tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi; giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.

Trong nhóm đầu tiên lại có rất nhiều bệnh khác nhau như: đông máu trong lòng mạch cấp tính và mạn tính gây tiêu thụ lớn tiểu cầu, các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virut nặng gây giảm tiểu cầu... hoặc các bệnh có kháng thể kháng lại tế bào máu như tan máu tự miễn kèm theo giảm tiểu cầu, bệnh lupus ban đỏ... Trong nhóm này phải kể đến bệnh XHGTC tiên phát mà ngày nay nhiều tác giả gọi đó là xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn mà chúng ta sẽ nói nhiều sau đây.

Trong nhóm thứ 2, gồm một số bệnh lý ở tủy xương gây giảm các mẫu tiểu cầu như bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương như ung thư di căn tủy, lơxêmi cấp... khi đó giảm tiểu cầu là tình trạng thứ phát do các bệnh chính gây ra.



Tiêu bản tế bào máu của bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu.

XHGTC tiên phát là bệnh gặp khá phổ biến ở trẻ em. Gần đây người ta đã chứng minh được cơ chế miễn dịch của bệnh khi tìm thấy các kháng thể kháng lại tiểu cầu. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi của trẻ em nhưng có thể phân thành 2 nhóm khác biệt: ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn.                

Những biểu hiện của bệnh không nên bỏ qua

Bệnh thường có khởi phát từ từ, kín đáo với sự xuất hiện của các nốt xuất huyết chấm đỏ hoặc bầm tím, hoặc xuất huyết do xây xước nhẹ trên da, không kèm theo sốt, thiếu máu, sưng hạch hoặc các biểu hiện toàn thân khác. Các nốt xuất huyết có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường là không có tính chất đối xứng ở hai chi. Các nốt hoặc mảng tụ máu có thể tự nhiên xuất hiện hoặc do va đập nhẹ, thường là ở chân tay, mặt. Những vết cào xước nhẹ ở cổ, thân mình, chân tay cũng gây ra những dải xuất huyết. Rất ít khi bệnh biểu hiện chảy máu nặng ngay từ đầu như chảy máu mũi, chân răng, xuất huyết tiêu hoá hay tiểu ra máu.

Nan giải khi bệnh chuyển mạn tính

XHGTC ở trẻ em thường có diễn biến cấp tính. Khoảng 70- 80% các trường hợp tiểu cầu trở lại bình thường sau một vài tuần đến 3 tháng khi đã được điều trị. Chỉ 20% trở thành mạn tính, số lượng tiểu cầu thấp kéo dài hoặc tái diễn, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng cần có các biện pháp đề phòng chảy máu, đặc biệt là chảy máu ở phổi, não dễ gây tử vong cho người bệnh. Ở trẻ nhũ nhi, bệnh thường hồi phục nhanh chóng, có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu. Vì vậy việc cần thiết là đưa trẻ đến các chuyên khoa huyết học để khám và theo dõi, tránh tiêm các thuốc hoặc làm các thủ thuật gây chảy máu hoặc tụ máu thêm cho trẻ.

Nguyên tắc của điều trị XHGTC là dựa vào cơ chế miễn dịch của bệnh. Corticosteroid được sử dụng như một thuốc kinh điển để điều trị XHGTC. Các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ hoặc thay thế khi các tác dụng phụ của corticosteroid nặng nề. Gần đây, người ta đã áp dụng các chất kháng lymphoB điều trị các thể XHGTC mạn tính, nhất là ở trẻ lớn. Trong các trường hợp có tiểu cầu giảm nặng, nguy cơ xuất huyết nội tạng hoặc não cao thì cần truyền tiểu cầu.

Đối với các trường hợp mạn tính thì việc điều trị còn rất nan giải. Những bệnh nhi này cần được theo dõi tốt, tránh các biến chứng do xuất huyết. Mặt khác cần hạn chế sử dụng corticosteroid liều cao, kéo dài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ở trẻ gái đến tuổi có kinh nguyệt thường có biểu hiện rong kinh, đôi khi gây thiếu máu nặng. Điều trị các trường hợp này cần sự phối hợp giữa huyết học với sản khoa và nội tiết.

________________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

7 tháng 3, 2011

Trẻ đái dầm – Nguyên nhân và giải pháp

Nếu trẻ dưới 5 tuổi bị chứng đái dầm, cha mẹ không nên quá lo lắng. Không cần cho con đi khám mà nên giúp đỡ trẻ đái tự chủ, ví dụ như không nên cho uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Nguyên nhân gây đái dầm

Về cơ chế bệnh sinh, đến nay còn nhiều điều chưa được sáng tỏ bởi việc kiểm soát tiểu tiện còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy vậy, những yếu tố thường liên quan đến đái dầm là: khả năng phát triển của bàng quang không tốt, bàng quang quá nhỏ, hệ thần kinh chưa phát triển, chưa hoàn thiện…
Một số vấn đề sau đây cũng làm gia tăng chứng đái dầm:
Tâm lý căng thẳng: Trẻ bị đái dầm hay bị mặc cảm, xấu hổ, nhất là trẻ trên 10 tuổi. Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình nếu cứ quát tháo, trêu chọc trẻ (hoặc cho nhiều người biết về chứng đái dầm của con mình, cháu mình) thì sẽ làm cho trẻ căng thẳng thêm, có khi chứng đái dầm lại tăng lên.
Nhiễm trùng đường niệu: Trẻ em gái gặp nhiều hơn do đặc điểm cấu tạo của niệu quản, nhất là khi vệ sinh kém. Bệnh viêm bàng quang là loại hay gặp nhất trong nhiễm trùng đường tiết niệu do viêm ngược dòng. Vì vậy khi trẻ đái dầm (nhất là trẻ em gái), cần xem xét kỹ có bị bệnh viêm bàng quang hay không.

Cách xử lý

Đối với trẻ dưới 5 tuổi bị chứng đái dầm, cha mẹ không nên quá lo lắng. Không cần cho trẻ đi khám bác sĩ mà cần giúp đỡ trẻ đái tự chủ, ví dụ như không nên cho uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào những giờ cao điểm mà cháu thường đái dầm. Không la rầy, dọa nạt hoặc trêu chọc trẻ.
Nếu trẻ đã lớn và gia đình đã làm hết cách mà trẻ vẫn đái dầm thì nên cho đến bệnh viện để thử nước tiểu, siêu âm, chụp đường niệu. Thày thuốc sẽ có chỉ định điều trị thích hợp tùy theo từng loại bệnh gây ra đái dầm. Bên cạnh đó, nên động viên, giúp đỡ trẻ, không nên để cháu có mặc cảm, xấu hổ, nhất là trẻ đã lớn, nhằm tránh căng thẳng thần kinh.
Đã có một số loại thuốc tây y chữa đái dầm nhưng cần được sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Về Đông y cũng có nhiều bài thuốc hay.
Bài thuốc sau vừa đơn giản, dễ tìm, rẻ tiền vừa có hiệu quả cao (80-90%, nếu không bị viêm nhiễm, dị tật về bàng quang hay chít hẹp bẩm sinh): Gừng tươi 30 g; phá cố chỉ 12 g, phụ tử chế 6 g. Phụ tử và phá cố chỉ tán thành bột và trộn đều rồi cho gừng vào giã nát thành dạng cao, đắp vào rốn, cố định bằng băng vải, vài ngày thay một lần.

____________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

6 tháng 3, 2011

Các bệnh da thường gặp ở trẻ em

Người ta phân biệt bệnh da bẩm sinh (phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra) và bệnh da mắc phải (phát hiện vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh). Có bệnh phải xử lý ngay nhưng cũng có bệnh không cần có biện pháp gì. Sau đây là một số bệnh thường gặp nhất.
1. Bớt tím: Là những dát màu xanh tím, do sự ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Bớt có kích thước thay đổi từ vài đến hàng chục milimét. Vị trí hay gặp là vùng sau mông. Bớt tím thường gặp trẻ sơ sinh người phương Đông. Khi trẻ lớn lên, những bớt này sẽ từ từ biến mất mà không cần can thiệp gì.
2. Hạt kê: Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô trên da, thường gặp ở trẻ mới sinh do sự ứ đọng của chất bã. Các hạt này sẽ tự biến mất sau vài tuần lễ. Ở một số trẻ lớn, hạt kê có thể xuất hiện tại vùng tay, chân, mặt.
3. Rôm sảy: Là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không tiết ra được. Biểu hiện bệnh là những hạt nhỏ màu hồng hơi cứng. Rôm sảy thường gặp vào mùa nắng nóng ở những trẻ em hay bị ra mồ hôi nhiều. Vị trí hay gặp là vùng sau lưng.
4. Chốc: Là bệnh nhiễm trùng da nguyên phát do liên cầu trùng hoặc tụ cầu trùng gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ.
Bệnh khởi phát bằng một bóng nước trong có hình tròn dẹp, sau vài giờ bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng mày vàng giống màu mật ong. Chốc có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết ở gần đó. Sau khi tróc mày, chốc thường để lại vết thâm lâu dài.


5. Nhọt: Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức chung quanh, chủ yếu do tụ cầu trùng gây nên. Nhọt thường trải qua các giai đoạn sưng-nóng-đỏ-đau, dần dần mềm vỡ ra, chảy mủ và thành sẹo. Trẻ em sống trong môi trường nóng nực, vệ sinh da kém, sử dụng nhiều chất ngọt dễ bị nổi nhọt.
6. Chàm sữa (lác sữa): Là bệnh chàm thể tạng, gặp ở trẻ em từ 3 tháng tuổi. Các mụn nước nhỏ li ti sẽ xuất hiện ở hai bên má, rồi đến cằm và trán. Chúng sẽ nhanh chóng vỡ ra, làm da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu có nhiễm trùng đi kèm, da sẽ đỏ hơn, đóng mày màu vàng, khiến trẻ ngứa nhiều. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, đến khoảng 2 tuổi có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp, khó phát hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này.
7. Ghẻ: Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể. Nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei. Triệu chứng gồm: nổi mụn nước ở các kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận sinh dục; ngứa nhiều về ban đêm. Trong gia đình ngu bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự.
8. Nấm Candida albicans: Bệnh hay xuất hiện ở bộ phận sinh dục ngoài và vùng bẹn của trẻ nhỏ, nhất là các bé gái. Môi trường ẩm ướt, mồ hôi ra nhiều, nước tiểu hay bị ứ đọng là các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida albicans. Bệnh nhân có biểu hiện như một vùng da rộng lớn bị đỏ bóng, có ít bợn trắng, kèm theo ngứa.
9. Viêm da vùng tã lót: Là phản ứng viêm da cấp tính, với các biểu hiện: da bị đỏ, nổi mụn nước và sẩn đỏ. Bệnh xuất hiện ở vùng hay mang tã lót. Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh bao gồm: da bị ẩm kéo dài, nước tiểu và phân làm độ pH gia tăng. Để phòng bệnh, các bà mẹ cần thay tã lót thường xuyên hoặc chuyển sang dùng tã vải cho trẻ.

_________________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

5 tháng 3, 2011

Bệnh răng miệng ở trẻ em

Bệnh răng miệng là bệnh có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ của con người. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở nước ta cũng như  trên thế giới, trong đó bệnh sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất. Theo WHO vào những năm 70 đã xếp bệnh sâu răng là tai họa thứ ba của loài người sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng là bệnh có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ của con người. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở nước ta cũng như  trên thế giới, trong đó bệnh sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất. Theo WHO vào những năm 70 đã xếp bệnh sâu răng là tai họa thứ ba của loài người sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư vì những lý do sau :
-   Bệnh mắc rất sớm, ngay sau khi răng mọc ( 6 tháng tuổi)
-   Bệnh phổ biến ( Chiếm 90 đến 99% dân số) , hiếm có ai không mắc phải
-   Tổn phí chữa răng rất đắt, vượt qua khả năng chi trả của mọi chính phủ, kể cả những nước giàu có nhất.
Ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam,  Năm 1994, WHO đánh giá bệnh sâu răng ở nước ta vào loại cao nhất thế giới và nước ta thuộc khu vực các nước có bệnh răng miệng đang tăng lên.

Năm 2001 theo Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải  tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5 đến 6 tuổi là 84,9 %, lứa tuổi 12 là 56,6%. Theo Viện Răng hàm mặt, tháng 12 năm 2004, trên 80% dân số nước ta mắc các bệnh về răng hàm mặt trong đó tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ em lứa tuổi tiểu học từ  6-8 tuổi là 84,9%, từ 9-11 tuổi là 56,3% [1]. Cũng theo điều tra toàn quốc năm 1991 trên lứa tuổi 12 tỷ lệ sâu răng là 57,33% ; miền nam là 76,33% ; Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 tỷ lệ sâu răng là 78%[2] ; Long An năm 2001 tỷ lệ sâu răng là 57,33%[3] ;

 
Lứa tuổi 12 được chọn như là lứa tuổi theo dõi đối với bệnh sâu răng toàn cầu, dùng để so sánh quốc tế và giám sát xu hướng của bệnh. Ở lứa tuổi này vấn đề chăm sóc răng miệng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng về sau. Lứa tuổi này các em hầu hết đang học lớp 5, các em cũng đã có ý thức cá nhân trong việc vệ sinh, và tự chăm sóc sức khỏe nói chung cho chính bản thân mình. Do vậy, việc nghiên cứu các bệnh sâu răng và viêm lợi trên những đối tượng này là việc làm cần thiết để có những can thiệp kịp thời giúp các em có một bộ răng khỏe mạnh và có tính thẩm mỹ.  
Thanh Miện là một huyện đồng bằng nằm phía Đông - Bắc của tỉnh Hải Dương, bao gồm 18 xã và 1 thị trấn, với dân số trên 130 nghìn người. Được sự quan tâm và đầu tư của chính quyền và ngành y tế nên trong những năm gần đây đời sống sức khoẻ của người dân đã ngày được nâng cao. Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm như : vấn đề nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi( 38,6%), vấn đề xử lý rác thải vệ sinh môi trường(35,7%), vấn đề các bệnh phụ khoa(45,5%), và gần đây là dịch rumella. Đặc biệt là tỷ lệ sâu răng ở trẻ em tương đối cao chiếm trên 80%, đặc biệt là ở lứa tuổi 12. Mặc dù chương trình nha học đường được triển khai, song vì thiếu nhân lực, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác, nên hiệu quả vẫn chưa được cao ( theo báo cáo y tế năm 2006 của huyện Thanh Miện)
Từ  những thực tế trên, cho thấy bệnh răng miệng là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng nói chung và cũng là vấn đề sức khỏe của học sinh lớp 5 trên địa bàn huyện Thanh Miện nói riêng. Can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cho các em học sinh lớp 5 nói riêng và cho cộng đồng nói chung là vấn đề cần thiết. Song để can thiệp được tốt chúng ta cần phải tìm hiểu rõ vấn đề.
Nhóm nghiên cứu đã tự đặt ra nhiều câu hỏi đó là thực tế bệnh sâu răng và viêm lợi ở địa bàn như thế nào? Và những yếu tố nào đã và đang làm gia tăng tình trạng mắc các bệnh sâu răng và viêm lợi ở lứa tuổi các em học sinh lớp 5 nói riêng và cộng đồng nói chung trên địa bàn huyện? Và nếu can thiệp để giảm tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng thì can thiệp như thế nào? Can thiệp bằng cách nào sẽ có hiểu quả?
Từ  những câu hỏi trên nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu vấn đề răng miệng với đề tài: “Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương  năm 2007
Nghiên cứu được triển khai sẽ cho chúng ta thấy được rõ thực trạng của một số bệnh răng miệng và biết được một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra bệnh răng miệng ở khối học sinh lớp 5 trên địa bàn huyện. Qua đó sẽ đề ra được một số giải pháp can thiệp kịp thời, trên cơ sở đó sẽ giảm được tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng ở khối học sinh lớp 5 cũng như cộng đồng nói chung một cách hiệu quả nhất.

 2. MC TIÊU NGHIÊN CU:
2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu thực trạng bệnh sâu răng  và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh lớp 5 tại Huyện Thanh Miện - Hải Dương năm 2007.
2.2  Mục tiêu cụ thể:
Xác định tỉ lệ sâu răng ở học sinh lớp 5 tại địa bàn huyện Thanh Miện - Hải Dương năm 2007.

________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

4 tháng 3, 2011

Bệnh lé ở trẻ em

Trong dân gian ta vẫn coi mắt lé là một tật trời sinh. Mà đã là tật trời sinh thì không thể nào làm thay đổi được. Chính quan niệm đó đã gây cho người bị lé mắt một sự lo buồn, mặc cảm, muốn xa lánh bạn bè, khó hòa nhập trong cộng đồng, xã hội, nhất là bệnh nhân là giới nữ.

Thật ra lé là một bệnh giống như trăm ngàn bệnh khác, biểu hiện ở mắt, cũng như ở các giác quan khác trong cơ thể con người.

Mà đã là bệnh tật thì nếu phát hiện sớm, tìm được nguyên nhân, chữa trị đúng phương pháp, có thể đem lại kết quả khả quan cho người bị bệnh về cả hai mặt: chức năng và thẩm mỹ.

1. Lé là gì? Và vì sao bị lé mắt?

Về tên gọi, mỗi nơi có khác nhau. Ở miền Nam nhân dân gọi là lé, còn ở miền Bắc gọi là lác. Lé hay lác đều là hiện tượng không cân bằng và thiếu hợp thị giữa hai mắt. Sự cấu tạo tự nhiên là hai mắt rất cân đối, nhờ sự chi phối của các dây thần kinh, và sự vận động phối hợp, điều hòa của 4 cơ trực và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu. Nếu vì một lý do nào đó chi phối, làm cho hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía, thì gọi là lé (hay lác) mắt. Lé là hiện tượng bệnh lý thật sự. Bệnh thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có khi từ lúc mới lọt lòng. Người ta chia ra các loại :
  • Lé bẩm sinh, xuất hiện dưới 1 tuổi
  • Lé hậu đắc: sớm, xuất hiện từ 1-2 tuổi; Muộn: xuất hiện từ hai tuổi trở lên.
Tùy theo tính chất tổn thương khu trú ở các cơ, mà lé thể hiện các hình thái khác nhau, gọi là Lé trong, Lé chéo, Lé chụm chữ A, chữ V (hội chứng A,V)... Có khi lé ở 1 mắt, có khi 2 mắt luân phiên. Và nếu do thần kinh chi phối, gây Lé liệt, thường là ở cả hai mắt.

Khám, phát hiện đúng hình thái, và nhất là xác định được tình trạng nhược thị là nguyên nhân hay hậu quả của lé để có phương pháp chữa trị đúng đắn là một vấn đề phức tạp. Ở đây chúng tôi chỉ nêu một cách sơ lược, để nói lên sự cần thiết phải phát hiện sớm, chữa trị kịp thời cho các cháu từ tuổi mẫu giáo, để phục hồi chức năng thị giác cả 2 mắt, nhất là hợp thị hay lưỡng thị cho các cháu, chứa không mong giới thiệu toàn bộ về cơ chế bệnh sinh của lé.

Lé có nhiều nguyên nhân, có thể do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị); do sự co quắp điều tiết; do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu (ở các cơ); hoặc do tổn thương thần kinh, hay do hậu quả của bệnh ở não. Có cháu đột nhiên bị lé sau khi bị một bệnh nhiễm khuẩn hay vi khuẩn, có khi bị lé sau một chấn thương. Cũng có khi do một bệnh bẩm sinh làm giảm thị lực ở một mắt kéo dài không được chữa trị như đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, sụp mi.

Mọi nguyên nhân này đều dẫn đến tạo sự khác lệch giữa 2 mắt, hình ảnh thu nhận giữa 2 mắt không khớp nhau. Mắt lé yếu hơn thu nhận hình vật mờ hơn, lại thiếu hợp thị, nên có khi thấy thành 2 hình (song thị), rất khó chịu. Vì vậy mắt kém ngày càng giảm thị lực và bị loại trừ. Và người bệnh chỉ nhìn bằng một mắt, mắt kia lâu ngày không hoạt động sẽ thành nhược thị. Người không có hợp thị hay thị giác 2 mắt (vision binoculaire) thì không có khả năng nhìn hình nổi; ước tính khoảng cách xa gần không chính xác; không th6ẻ làm một ngành nghề đòi hỏi sự tinh vi, chính xác: nghệ thuật trên dây, lái máy bay...




2. Bệnh lé có chữa được không? Chữa ở tuổi nào có hiệu quả nhất?
  • Tuổi cần được kiểm tra, phát hiện và chữa trị tốt nhất là tuổi mẫu giáo, từ 2 đến 6 tuổi. Vì kết quả phục hồi chức năng thị giác tùy thuộc:
    • Tuổi của trẻ khi bắt đầu điều trị, tuổi càng bé càng dễ phục hồi; nhiều tác giả đã khẳng định nếu được chữa trị trước 3-4 tuổi, kết quả tốt được 92%, 6-8 tuổi được 62%, và trên 10 tuổi chỉ còn 18%.
    • Thời gian bị lé lâu hay mới, với bệnh càng lâu, thành cố tật, càng khó phục hồi.
    • Phụ thuộc vào kiểu định thị, tức là tính chất của bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị.
  • Việc điều trị lé có nhiều phương pháp, trước hết là phải điều trị nhược thị, nghĩa là phải phục hồi thị lực cho mắt lé: bằng cách điều chỉnh kính đúng số cận, viễn hay loạn thị hoặc bằng luyện tập với nhiều phương tiện: xếp hình, đồ hình, thêu may, xâu hạt cườm... bằng mọi cách tập cho mắt lé tập trung nhìn chính xác vào hình vật. Rồi luyện tập trên máy chỉnh quang (synophtophore) để phục hồi hợp thị cả 2 mắt. Đó là những dụng cụ chuyên dùng cho trẻ con nên được xây dựng trên nguyên tắc khoa học chính xác, nhưng thể hiện bằng các hình vẽ (như trò chơi) dễ hiểu, hấp dẫn đối với trẻ em.

    Nếu mắt lé bị nhược thị không do tật khúc xạ, mà do một bệnh khác như đục thủy tinh thể, sụp mi... thì phải giải quyết bệnh đó trước rồi mới luyện tập hợp thị. Cũng có thể là do tổn thương thần kinh, hay tại các cơ vận động, thì lại phải giải quyết bằng vật lý trị liệu, bằng phục dược hoặc bằng phẫu thuật. Mắt lé cũng phục hồi sau khi được điều trị đúng nguyên nhân.

    Nói chung là bệnh lé chữa được, nhất là nếu được chữa trị sớm. Nhưng điều trị nhược thị của mắt lé là quan trọng hàng đầu. Vì vậy điều trị lé ngoài sự tinh thông về chuyên khoa, còn đòi hỏi sự kiên trì, cần mẫn của thầy thuốc, kỹ thuật viên chỉnh quang, của gia đình và của bệnh nhi phối hợp.
    Ở các nước phát triển, khoa điều trị lé trẻ em được phát triển rộng rãi. Nhưng ở Việt Nam, chỉ mới có khoa điều trị lé ở Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM.
  • Người lớn lé có chữa được không?

    Nếu ở người lớn, thì việc chữa trị lé chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ, tức mổ để điều chỉnh các cơ vận nhãn cho cân bằng, chứ không có khả năng phục hồi thị lực của mắt lé. Vì vậy nên sau một thời gian dễ bị tái phát, và mắt lé vẫn là mắt nhược thị.
3. Những quan niệm sai lầm về bệnh lé:

Có một số người cho lé là tật trời sinh mà đã là tật thì không có khả năng chữa trị. Cũng lại có người cho lé là hiện tượng bên ngoài, nhất là ở trẻ em, thì đó lại là "lé duyên" không cần phải chữa.

Do nhận thức chỉ coi đó là một vấn đề thẩm mỹ, nên không tích cực đưa trẻ đi chữa lé, mà không nhận thấy sự thương tổn về chức năng thị giác và nếu không chữa trị thì mắt lé trở thành mắt mù lòa.

Có một vài thông tin trên báo chí về việc điều trị lé bằng cách bịt kín mắt lành trong một thời gian... Bịt mắt là một trong phương pháp chữa lé, nhưng không phải trong những trường hợp nào cũng áp dụng, bịt trực tiếp hay gián tiếp (bằng thuốc, bằng kính), bịt từng lúc hay thường xuyên... Vì vậy đòi hỏi phải có sự theo dõi quản lý của một phân khoa sâu và những chuyên viên chỉnh quang chứ không phải bác sĩ nào cũng am hiểu thành thạo. Cho nên càng không nên tự chữa ở nhà.

Vậy tốt hơn hết là thấy con trẻ có mắt không bình thường, nhìn lệch, nhìn nghiêng hay quay đầu khi nhìn, mắt hiếng, mắt lé... đều đưa đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa Mắt, để được chữa trị đúng phương pháp.

_______________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

3 tháng 3, 2011

Cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ em

Ở các nước phát triển, bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi. Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Kết quả nghiên cứu trên 5 tỉnh, thành tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ung thư trẻ em chiếm khoảng 1,63% trong tổng số các ung thư. Mô hình bệnh ung thư trẻ em có chiều hướng giống với thế giới.
Ung thư trẻ em là gì?
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ mới sinh có thể do đột biến gen từ lúc bào thai.
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u, ở giai đoạn sớm u hình thành chưa rõ. Trong quá trình phát triển khối u, các tế bào ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới.
Nhiều dạng ung thư ở trẻ em khác với ung thư ở người lớn về điều trị và kết quả sống thêm. Hiểu biết về bệnh ung thư ở trẻ em là điều cần thiết để giúp cho việc phát hiện bệnh sớm.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ em
1. Sốt kéo dài và có khuynh hướng bầm hay chảy máu dưới da
2. Xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân
3. Có khối u hay một chỗ sưng bất thường ở bất kỳ vị trí nào (hạch ở cổ, chung quanh mắt, vai, đầu gối…), bụng to khi chạm tay vào.
4. Đau xương, khớp kéo dài và đi khập khiễng; đau sưng đầu gối, vùng gần gối.
5. Đau nhức đầu thường xuyên và có nôn ói vào buổi sáng; uống thuốc vào thấy khoẻ nhưng không uống thì đau.
6. Mắt nhìn kém bất ngờ hoặc một đốm trắng xuất hiện ở tròng đen của mắt (như mắt mèo).
7. Sụt cân, bụng lớn; sờ thấy cục to trong bụng.
8. Thay đổi đột ngột khả năng thăng bằng hoặc thay đổi đột ngột hành vi.


Các loại ung thư thường gặp ở trẻ
1. Bệnh bạch cầu cấp
Bạch cầu cấp có tên gọi thông thường là bệnh ung thư máu cấp. Đây là loại bệnh ung thư thường gặp nhất và chiếm 33,4% các dạng ung thư trẻ em. Độ tuổi mắc bệnh hay gặp là từ 2- 5 tuổi và trẻ trai có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn bé gái một ít.
Một số dấu hiệu cảnh báo bạch cầu cấp ở trẻ em:
 - Sốt cao 38,5oC, kéo dài bất thường và tái đi tái lại.
 - Da xanh xao, mệt mỏi, biếng ăn.
- Sốt và đau chân, sưng khớp gối tái đi tái lại.
- Có nốt bầm dưới da hoặc chảy máu mũi, miệng bất thường.
- Sốt kéo dài và nổi hạch cổ.
2. Bệnh ung thư thận
Gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 3-4. Khoảng 1-2% trường hợp có tính chất gia đình (ở thể di truyền, bệnh xuất hiện sớm hơn).
- Thường kết hợp với nhiều dị tật bẩm sinh như: dị tật tiết niệu (4,5%), tật không mống mắt (2%), phì đại nửa người (3%). Do đó, những trẻ có các dị tật trên cần được theo dõi cho tới 6 tuổi mới có thể yên tâm về nguy cơ ung thư thận. Có khối u ở bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa, toàn thân suy sụp nhanh, đôi khi kèm theo sốt.
- U bụng to nhưng có dấu hiệu chạm thận (đặt bàn tay vào hố thắt lưng thì có cảm giác như cả một khối to đè nặng lên bàn tay) và bập bềnh thận (đẩy bàn tay từ dưới lên thì khối u sẽ đụng vào bàn tay đặt phía trước bụng). Dùng cả 2 bàn tay thăm khám phía trước, phía sau khối u thì thấy u tròn, chắc, bờ đều.
- Đái máu toàn bãi, viêm đường tiết niệu, giãn tĩnh mạch thừng tinh; tăng huyết áp.
3. Ung thư hạch hay bệnh u lymphô ác tính không Hodgkin
Thường gặp độ tuổi từ 7 - 11, Do các tế bào lymphô tập trung nhiều tại các hạch bạch huyết nên triệu chứng tại hạch thường gặp và rõ ràng nhất.
Tại hạch: Hạch càng ngày càng to ra, lúc đầu chỉ có thể một hạch sau lan ra một hay nhiều nhóm hạch, cuối cùng là hạch toàn thân. Hạch lúc đầu không đau hoặc chỉ đau nhẹ, càng về sau người bệnh có thể đau nhức nhiều do tế bào ung thư xâm lấn các tổ chức xung quanh. Hạch to thường dễ phát hiện nếu là hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn.
Ngoài hạch : Nếu U lymphô xuất hiện ngoài hạch như ở dạ dày thì sẽ có triệu chứng như viêm lóet dạ dày, xuất huyết tiêu hóa (đi cầu phân đen), ở vùng bụng thì có triệu chứng đau vùng bụng, đau lưng.
Bệnh thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như: sốt kéo dài nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân hơn 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng.
4. Bệnh Hodgkin:
Bệnh phần lớn tấn công trẻ nhỏ (trên 3 tuổi) và thanh thiếu niên. Bệnh Hodgkin là một dạng ung thư mô bạch huyết, gây sưng hạch ở cổ, nách, háng, ngực..., kèm theo các triệu chứng như Sốt kéo dài, Yếu mệt, sụt cân dù việc ăn uống vẫn bình thường, ho hoặc khó thở, có thể có ngứa ngáy ngoài da ra mồ hôi ban đêm.
Hạch vùng cổ thấp không đau chiếm 60-90% các trường hợp; gan to, lách to ít gặp; có thể có hội chứng B.
Tuy nhiên ở trẻ em có hạch nhỏ thường là viêm. Định hướng bệnh khi các hạch có kích thước lớn.
 5. U nguyên bào thần kinh
U nguyên bào thần kinh ở trẻ em thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở một số trẻ em, u nguyên bào thần kinh có thể xuất hiện ở mô thần kinh ở vùng cổ, ngực hoặc xung quanh tuỷ sống.
Những triệu chứng đầu tiên thường là mơ hồ, ví dụ như mất cảm giác ăn ngon miệng, mệt mỏi và đau nhức trong các xương. Những triệu chứng khác phụ thuộc vào nơi u nguyên bào thần kinh bắt đầu phát triển:
- Nếu như khối u ở trong vùng bụng, bụng của bệnh nhi có thể bị sưng phồng lên và chúng có thể biểu hiện táo bón hoặc khó đi tiểu. Đôi khi, huyết áp của bệnh nhi bị cao.
- Nếu như khối u ảnh hưởng đến vùng ngực, bệnh nhi có thể bị khó thở và khó nuốt.
- Nếu khối u xuất hiện ở cổ thì có thể nhìn thấy được như là một cục u, cũng ảnh hưởng đến việc thở và nuốt.
- Đôi khi, trẻ em có thể thấy chân mình yếu và đi không vững nếu như khối u đè ép lên tuỷ sống.
- Rất hiếm khi trẻ em có thể bị mắt và cơ giật giật kết hợp với u nguyên bào thần kinh.
U nguyên bào võng mạc: Hay gặp dưới 3 tuổi; điểm trắng ở mắt, thấy rõ khi mắt chuyển động; muộn hơn có lác mắt; u nguyên bào thận; đái máu thường gặp; cao huyết áp; u ổ bụng; tuổi dưới 5.
U xương: Đau nhức trong xương; nổi gồ trên mặt da bờ không rõ, không đau; thường gặp ở độ 12-16 tuổi.
 6. Sacôm cơ vân: là sacôm mô mềm phổ biến nhất ở trẻ em, thường gặp dưới 6 tuổi và tuổi dậy thì.
Sacôm mô mềm thường xuất hiện như một cục hoặc một khối, nhưng hiếm khi chúng gây đau, sưng, hoặc các triệu chứng khác. Một cục hay một khối có thể không phải là một sacôm, nó có thể là lành tính (không ung thư), một loại khác của ung thư hoặc một bệnh khác. Điều quan trọng là phải đi khám bệnh khi có một thay đổi bất kỳ trên cơ thể, chẳng hạn như một cục hay một khối xuất hiện, vì chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán.
Dấu hiệu theo định khu: u hố mắt: lồi mắt, phù kết mạc hoặc có u mí mắt, kết mạc; u vùng mũi họng gây giọng mũi, sổ mũi, viêm tắc xoang; khối rắn vùng cổ.

_____________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

2 tháng 3, 2011

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em


Theo Bác sĩ  Bùi Xuân Lam, chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. Giới y học đã xếp thành các nhóm để tiện xử lý.

Chảy máu mũi trong hốc mũi

Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi.

Viêm mũi gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm gồm có nước, muối, protein và các thành phần hữu hình hòa tan, dịch làm tăng tính thấm thành mạch gây đau căng trong hốc mũi, tạo thành những chất dính gọi là dỉ mũi, bám chặt lên lớp niêm mạc mũi. Điều này làm trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.

Dị vật mũi: trẻ nhét hạt cườm, hòn bi, hạt lạc... vào trong hốc mũi gây viêm loét và chảy máu mũi.

Dị hình hốc mũi: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dẫn đến chảy máu mũi.

Chấn thương mũi: do va chạm, do đánh nhau, do tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt làm rách hệ thống niêm mạc mũi. Nếu chấn thương nặng làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp với số lượng lớn có thể tử vong.

Các khối u hốc mũi lành hoặc ác tính: có thể có nhưng rất hiếm gặp ở trẻ em, chủ yếu là những khối u xơ vòm mũi họng hay gặp ở trẻ nam tuổi dậy thì. Bên cạnh dấu hiệu chảy máu mũi cần đánh giá dịch chảy ra có mùi hôi hoặc thối, bẩn để nghi ngờ đến bệnh lý ác tính.


Chảy máu mũi ngoài hốc mũi

Thường gặp do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết - đây là những loại bệnh lý cũng hay gặp ở trẻ em. Ngoài ra bệnh lý viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh.

Cách phòng bệnh

Theo bác sĩ Lam, nếu trẻ xuất hiện viêm mũi lâu ngày cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm khuẩn mũi.

Khi thấy trẻ có biểu hiện về mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ hết chảy máu.

Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.

Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương. 

______________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc tiếp →

1 tháng 3, 2011

Gia tăng bệnh viêm phổi ở trẻ em là do ô nhiễm không khí

Một nghiên cứu mới đây do TS. BS Lê Trường Giang làm chủ nhiệm đã đưa ra kết luận: Khi nồng độ ô nhiễm không khí tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng trẻ em dưới 5 tuổi bị viêm phổi phải nhập viện.Người dân TPHCM hiện nay đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn. Lâu nay, người ta vẫn nhắc đến sự liên quan giữa ô nhiễm bụi và những căn bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, theo TS.BS Lê Trường Giang, điều này chỉ là căn cứ trên y văn thế giới hoặc dựa vào đánh giá cảm tính chứ chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam chứng minh mối liên hệ này. Viện nghiên cứu tác động sức khỏe Hoa Kỳ (HEI) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã hỗ trợ một nhóm nhà khoa học thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động ô nhiễm không khí lên tình trạng viêm cấp đường hô hấp dưới (ALRI) ở trẻ em dưới 5 tuổi tại TPHCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thủ phạm của ô nhiễm không khí, theo đánh giá của TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường TPHCM là ở hạt bụi, nhất là các loại bụi mịn PM10. Kết quả quan trắc tự động cho thấy nồng độ bụi tổng và bụi khí PM10 đều rất cao và vượt tiêu chuẩn cho phép ở cả khu vực ven đường và khu dân cư. Ngoài ra, chất NO2 và Benzen vượt tiêu chuẩn cho phép, chất Toluen có xu hướng gia tăng.


Dựa vào tiêu chí này, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự gia tăng phần trăm ca bệnh nhập viện do nhiễm trùng hô hấp cấp tính (ALRI), viêm phổi - cúm và viêm tiểu phế quản tương ứng với tăng 10 µg/m3 nồng độ bụi PM10 (kích thước hạt bụi bé hơn 10 micron) trung bình trong 0 - 5 ngày trước nhập viện. Trẻ em nhập viện do viêm phổi và viêm phế quản, 2 dạng bệnh hiểm nghèo nhất trong các chứng viêm đường hô hấp dưới, có xu hướng chiếm tỷ lệ lớn trong các chứng bệnh ALRI.

Tuy nhiên,  vào mùa mưa, vẫn có khoảng 60% trẻ em nhập viện vì bệnh hô hấp cấp tính dù nồng độ ô nhiễm không khí vào mùa khô bao giờ cũng cao hơn mùa mưa. Điều này khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ là có một yếu tố tác động mạnh mẽ hơn cả bụi. BS Huỳnh Tấn Tiến, Giám đốc trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TPHCM cho rằng vào mùa mưa, vi sinh vật phát triển nhiều, nhất là ở những nơi có ao tù, nước đọng làm tăng bệnh nhiễm trùng hô hấp. 

______________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →